Đời Cụ ông 13 năm ngủ ngồi với bộ vest đẹp nhất chờ ngày gặp con

Admin 03/ 04/ 2017 0

Nhọc nhằn vá xe mưu sinh

Chúng tôi tìm đến nhà ông Ba Lùn, ngay cạnh bên cống nước bẩn. Căn lều 2 mét vuông của ông Ba lùn được dựng tạm bợ bằng những thanh tre mục nát che. Bên trên là những tấm bao chấp vá cùng những tấm bạc đã cũ. Vài tấm ván mục được ghép lại là chỗ ông để bếp gas, nồi cơm, cùng bộ đôi đũa.

Khi chúng tôi hỏi về tên thật của ông thì ông cụ cho biết: “Tôi chỉ nhớ mang máng là mình thứ 3, tên thật là Minh, Phạm Minh hay Trần Minh gì đó... Còn tên ở đây người ta gọi tôi là Ba Lùn, có người thì thích gọi là Bố già. Hai cái tên đó thông dụng hơn tên thật nữa”.

Người dân sống tại khu vực trên cho biết, khi ông chuyển đến đây sống, người ta chỉ quen gọi ông là chú Ba, có người thì gọi ông là Ba Lùn còn về tên thật của ông thì chẳng ai biết. Hiện nay ông không còn bất cứ giấy tờ tùy thân nào.


Căn chòi tồi tàn bên cống bẩn gần giao lộ Phạm Huy Thông- Lê Đức Thọ (Q. Gò Vấp) nơi ông Ba Lùn sinh sống

Hằng ngày, từ 5 giờ sáng ông cụ đã dậy vén tấm bạt che phía trước lên, bắt chiếc ghế nhựa cũ kĩ ra phía trước ngồi chờ khách ghé tiệm sửa xe, mong kiếm được vài ba nghìn đồng sống qua ngày.

Trong ký ức lúc nhớ lúc quên của mình, ông Ba Lùn kể lại, khoảng 13 năm về trước ( năm 2011), ông mắc nợ nhiều, bị người ta thu nhà. Ông bắt đầu sống lang thang ở khắp nơi trong Sài Gòn với nghề nhặt ve chai. Khi dành dụm được một số tiền, ông mua dụng cụ, rồi bày một chỗ sửa xe ngay cống nước bẩn tại giao lộ Phạm Huy Thông- Lê Đức Thọ (Q. Gò Vấp).


Chiếc máy bơm cũ kỹ làm cần câu cơm chính của ông già 80 tuổi này

Từ năm 2009 đến nay, do tuổi đã già lại mắc bệnh đãng trí nên ông không còn sửa xe được nữa mà chỉ làm công việc bơm xe. Ngày nào chỉ có vài ba người đến bơm xe thì may mắn ông kiếm được trên 50.000 đồng, nhưng có hôm thì không được quá 10.000 đồng.

Tuy cuộc sống khá khó khăn, nhưng hàng ngày ông vẫn yêu đời thường xuyên ca hát và kể chuyện vui cho cánh xe ôm nghe nên ai cũng quí mến ông. Đặc biệt là ông có một nụ cười rất đôn hậu.


Người dân thấy thương ông già 80 tuổi phải bơm xe mưu sinh nên thường ghé lại ủng hộ

Anh Thanh - một người chạy xe ôm thường đậu xe ở lề đường cạnh tiệm sửa xe của ông cho biết: “Mấy năm trước khi còn minh mẫn, chân tay khỏe mạnh thì ông vá xe rất giỏi. Lại có tài kể chuyện tiếu lâm nên chúng tôi mê lắm, lúc rảnh rỗi không có khách là chúng tôi lại nghe ông kể chuyện vui nghe cho khuây. Nhiều lúc thấy ông nghèo chúng tôi đem cho ký gạo, mớ rau nhưng ông nhất quyết không nhận. Tuy khó khăn nhưng thấy mấy người bán vé số, nhặt ve chai ghé tiệm vá xe, bơm xe ông đều làm miễn phí không lấy của họ một đồng nào”.

Cũng theo lời anh Thanh, hai năm trở lại đây ông bị tai biến, tai ông không nghe thấy rõ và đầu óc đã không còn minh mẫn nên không còn đủ sức để vá sửa xe.

 

Ngôi nhà trọ “ổ chuột” quanh năm tối om ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) là nơi tá túc của bà Hạnh (84 tuổi) suốt hơn 20 năm qua.


Ông thường xuyên cười vui

Dành bộ vest đẹp nhất chờ ngày gặp con

Theo câu chuyện mà ông Ba lùn chia sẻ với chúng tôi thì ông có ba người con, một người tên Tâm, hai người kia ông không nhớ tên. Do lúc trước nợ nần bị người khác thu mất nhà, ông đến sống ở lề đường và những người con của ông thì bỏ đi đâu ông cũng không biết. Khi hỏi ông còn nhớ con mình không thì nước mắt ông chảy ra dàn giụa, ông hết đứng lên rồi lại ngồi, ông cho biết : “Trước lúc nhắm mắt xuôi tay tôi chỉ muốn được gặp lại các con của mình, không phải muốn nó giúp đỡ, nuôi dưỡng mình mà chỉ muốn nhìn con, nhìn cháu lần cuối”.


Ông buồn khi không nhớ được về nhà cửa, con cái.

Ngoài ba người con ruột thì ông Ba lùn còn có một người con nuôi tên Nguyễn Phạm Hùng, hiện đang sống và làm thuê tại đường 28, phường 6, quận Gò Vấp. Anh Hùng thương ông sống một mình nên nhận ông làm ba nuôi. Cuộc sống Anh Hùng cũng khá khó khăn nên vài ba ngày anh lên cho ông con cá, ký gạo rồi vội chạy về làm cho kịp giờ.


Căn chòi nơi ông sống sắp phải giải tỏa để công trình thi công

Lúc trước nghe ba nói ông còn ba người con, một người con gái sống ở tỉnh lộ 10, quận Bình Tân tôi cũng đã thử tìm cách liên lạc nhưng không được. Biết ba từng có nhà ở Vĩnh Lộc - Bình Chánh, tôi chở ba xuống nhưng cũng không gặp ai, nghe đâu họ đi làm xa hết không có tin tức gì. Gần đây tôi liên lạc được với anh Tâm nhưng anh cũng không đến gặp ông” - Anh Hùng kể.

Anh Hùng giải thích: “Tôi rất muốn tìm lại những người thân của ba nuôi, chủ yếu là để hỏi về tên thật, lại lịch thật để ông cụ còn có được cái tên rõ ràng”.


Bộ vest mong được mặc trong ngày gặp lại con.

Mở cánh tủ gỗ, ông Ba lùn khoe với chúng tôi thùng mì gói vừa được một người đi đường ghé lại cho hồi sáng. Rồi ông khoe bộ đồ vest móc gọn gàng trên cánh tủ là để khi ông có dịp gặp con cái ông sẽ mặc. Ông nói: “Đây là bộ đồ đẹp nhất mà tôi có từ tiền bơm xe của mình. Nếu đến chết cũng không gặp được con thì ông sẽ mặc bộ đồ này vì nó là bộ đồ đẹp duy nhất”.

Ngoài bộ vest, tài sản quí nhất của ông hiện tại là cái máy bơm hơi cũ cùng cái quạt máy do một người bán ve chai cho ông để xua muỗi. Ông chỉ vào chiếc ghế nhựa cũ và nói : “Mười mấy năm nay tôi đều ngủ trên ghế. Tôi không có giường nên ngủ ngồi cũng quen rồi”.


13 năm nay ông phải ngủ ngồi

Do ông sống vui tính, khi khỏe mạnh ông hay giúp đỡ người khác nên ông được người dân sống ở đây yêu quí. Người chủ khách sạn gần nơi ông sống thấy căn lều tối tăm quá nên đã mua dây và bắt điện từ khách sạn qua cho ông dùng. Hằng ngày mọi người xung quanh cũng tự nguyện đem nước sạch đến căn lều cho ông tắm rửa. Mọi người thỉnh thoảng lại ghé tiệm ông đổ xăng để ủng hộ cho ông có bữa cơm qua ngày.

Khi chúng tôi chuẩn bị ra về thì một người thanh niên bên dự án thi công công trình đến thông báo cho ông phải di dời căn lều đi để họ sửa chữa cống nước, giải tỏa mặt đường. Ông ừ một tiếng nhỏ rồi quay mặt đi quệt những dòng nước mắt lăn dài trên đôi má.

Viết bình luận